Sáng ngày 28/05/2024 , hội thảo khoa học “Phát triển bền vững nuôi trồng và chế biến rong, tảo tại Việt Nam” đã diễn ra thành công tốt đẹp. Nhằm giới thiệu hoạt động và kết quả nghiên cứu của dự án “Nâng cao bền vững của kinh tế biển thông qua sự hợp tác chuyên môn và giáo dục” giữa Bộ trưởng Bộ Ngoại giao - đại diện Đại sứ quán Ireland tại Việt Nam và Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM (Thoả thuận EDU 2023-04, ngày 08/11/2023).
Với sự tham gia của:
PGS.TS Nguyễn Tất Toàn – hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM
PGS.TS Phan Tại Huân – trưởng khoa Công nghệ Hóa học & Thực phẩm
PGS.TS Kha Chấn Tuyền – phó trưởng khoa Công nghệ Hóa học & Thực phẩm - chủ nhiệm dự án
Bà Nguyễn Thị Hương - đại diện Đại sứ quán Ireland tại Việt Nam
TS. Ronan Sulpice và TS. Matthias Schmid - Trường Đại học Galway, Ireland
Công Ty Bluetech Ingredients, Công Ty Cổ Phần Hương Liệu Và Nguyên Liệu Thực Phẩm Hoàng Anh, Công Ty TNHH SX & TM Tân Quang Minh, Công Ty Kewpie Việt Nam, Cơ Sở Thu Mua Chế Biến Nông Hải Sản Lê Nhân, Công Ty TNHH Trí Tín, …
Ngoài ra, còn có sự tham gia của hơn 100 giảng viên, học viên cao học, sinh viên của trường đại học Nông Lâm Tp.HCM.
PGS.TS Nguyễn Tất Toàn đã khai mạc hội thảo và thầy cũng đã chia sẻ “đây là một dự án cực kì ý nghĩa, sẽ giúp ích rất nhiều cho người nông dân nâng cao giá trị sản phẩm khi áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong quy trình nuôi trồng cũng như chế biến sản xuất sản phẩm từ rong tảo. Bên cạnh đó, việc cung ứng nguồn nhân lực có chất lượng cao để đáp ứng được những nhu cầu này đó cũng là một trong những trọng trách của trường".
Có 7 báo cáo đã được trình bày trong hội thảo:
Báo cáo 1: Tổng quan về thực trạng nuôi rong, tảo tại Việt Nam.
Báo cáo 2: Tiềm năng phát triển các sản phẩm chế biến từ rong sụn Ninh Thuận.
Báo cáo 3: Xây dựng doanh nghiệp xanh, hướng đến phát triển bền vững bằng nuôi trồng và chế biến rong tảo biển.
Báo cáo 4:  Các tiến bộ về năng suất rong biển thông qua lựa chọn các giống được nuôi trồng.
Báo cáo 5: Phương pháp nuôi trồng và ứng dụng công nghệ sinh học để gia tăng các hợp chất có hoạt tính sinh học từ vi tảo.
Báo cáo 6: Tầm quan trọng của điều kiện môi trường tối ưu trong nuôi trồng rong biển.
Báo cáo 7: Các hoạt động nghiên cứu chế biến rong tảo tại Khoa Công nghệ Hoá học và thực phẩm.
Hội thảo đã có những chia sẻ, trao đổi rất thực tế giữa các công ty và các nhà khoa học. Thông qua đây, các công ty cũng đã bày tỏ những khó khăn trong quá trình nuôi trồng và chế biến rong tảo. Đây cũng là dịp các công ty tiếp cận được những khoa học công nghệ không những trong nước và còn của các nước bạn. Họ rất mong muốn sẽ được các nhà khoa học sẽ hỗ trợ họ thêm trong tương lai để họ có thể nâng cao chất lượng sản phẩm của mình cũng như nâng cao đời sống người dân địa phương của họ.
Một số thông tin thêm về hội thảo tại web Trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM (xem chi tiết tại đây).





 

 

Số lần xem trang: 2600

logolink