Phương án tuyển sinh đại học chính quy năm 2022 :
Kính mời quý phụ huynh và thí sinh tham khảo Tại đây
Link đăng ký xét tuyển bằng hình thức học bạ THPT: https://xettuyen.hcmuaf.edu.vn/
Tên chương trình đào tạo: Chương trình nâng cao (Kỹ sư, chính quy)
Ngành đào tạo: Công nghệ Thực phẩm
Được phê duyệt bởi Bộ GD&ĐT theo công văn Công văn số 5464/BGDĐT-GDĐH ngày 21 tháng 10 năm 2015.
Đặc điểm nổi bật của chương trình:
Tổ chức lớp học riêng, đội ngũ giảng dạy chất lượng cao được tuyển chọn, có phòng lab dành riêng cho thực hành, ưu tiên trong việc thực tập tốt nghiệp, học tối thiểu 30% môn học bằng tiếng Anh.
Mô tả chung về Chương trình nâng cao ngành CNTP:
Khoa CNTP đã được giao nhiệm vụ đào tạo chương trình tiên tiến ngành Công nghệ thực phẩm giảng dạy bằng tiếng Anh, hợp tác với trường Đại học California-Davis (UC Davis) - Hoa Kỳ, bắt đầu tuyển sinh từ năm 2008. Đây cũng là cơ sở để Khoa nhân rộng, lan toả mô hình đào tạo và Việt hóa chương trình thông qua Chương trình đào tạo nâng cao ngành Công nghệ Thực phẩm. Sự thành công bước đầu của chương trình tiên tiến đã đem lại cho Khoa Công Nghệ Thực Phẩm những uy tín nhất định đối với sinh viên và phụ huynh. Tuy nhiên, do chương trình được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh nên số lượng sinh viên có đủ khả năng ngoại ngữ để tham gia chương trình này cũng còn hạn chế. Khoa Công Nghệ Thực Phẩm mong muốn đa dạng hóa, nhân rộng và lan toả chương trình đào tạo, giúp sinh viên dễ dàng lựa chọn những khóa học phù hợp với các dự định trong tương lai. Đặc biệt là có một bộ phận không nhỏ sinh viên có nhu cầu được học trong môi trường giảng dạy chuyên môn sâu, giỏi thực hành và được từng bước nâng cao trình độ ngoại ngữ nhằm đáp ứng cho nhu cầu hội nhập ASEAN 2015, gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP và đáp ứng nhu cầu chất lượng nguồn nhân lực ngày càng cao của đất nước. Do đó, Khoa Công Nghệ Thực Phẩm quyết định đầu tư mở lớp nâng cao, đào tạo sinh viên giảng dạy bằng tiếng Việt và một số môn bằng tiếng Anh theo tiêu chuẩn quốc tế, từ đó làm tiền đề để hướng đến việc nâng cao chất lượng đào tạo cho toàn ngành. Thời lượng và chất lượng thực hành gắn liền với doanh nghiệp và thực tế sản xuất được chú trọng cũng là một nét đặc trưng mới trong chương trình đào tạo nâng cao ngành Công nghệ Thực phẩm này.
Mục tiêu đào tạo nâng cao:
Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, được trang bị các phẩm chất tiên tiến, nắm vững kiến thức chuyên môn, có kỹ năng thực hành thành thạo và kỹ năng nghề nghiệp ứng dụng tốt, đáp ứng cho nhu cầu phát triển của đất nước, theo kịp nhịp độ phát triển của các nước trong khu vực và trên thế giới;
Đào tạo nguồn nhân lực có tính cạnh tranh cao trên thị trường lao động trong thời kỳ hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, có kiến thức và kinh nghiệm trong việc quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm.
Cơ hội nghề nghiệp:
Với trình độ chuyên môn tốt và tiếng Anh thành thạo, các kỹ sư nâng cao CNTP có thể làm việc ở các công ty, doanh nghiệp trong nước, liên doanh hoặc quốc tế chuyên sản xuất và chế biến thực phẩm (đường, sữa, rượu, bia, nước giải khát, chế biến thủy hải sản…), làm chuyên gia tư vấn dinh dưỡng cộng đồng, dinh dưỡng lâm sàng tiết chế và an toàn vệ sinh thực phẩm tại các trung tâm dinh dưỡng, trung tâm y tế và trung tâm y tế dự phòng, làm công tác quản lý, kiểm định an toàn thực phẩm, xuất nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm chế biến, làm việc tại các trường đại học, viện, trung tâm nghiên cứu về thực phẩm và dinh dưỡng cũng như các cơ quan quản lý nhà nước về công nghệ, sở hữu trí tuệ liên quan đến thực phẩm…
Các thông tin khác:
Điều kiện tuyển sinh: đăng ký vào Chương trình nâng cao trực tiếp, hoặc xét tuyển thí sinh trúng tuyển vào Đại Học Nông Lâm TP.HCM ngành học khác với kết quả thi tương đương theo điểm (Toán, Lý, Hóa) hoặc (Toán, Hóa, Sinh) hoặc (Toán, Lý, Anh) hoặc (Toán, Sinh, Anh).
Học phí chương trình nâng cao: Vui lòng liên hệ chương trình để được hướng dẫn cụ thể thêm.
Phụ huynh và thí sinh quan tâm có thể liên hệ phụ trách chương trình:
Cô Trương Thị Bông
Hotline: 0903.690.704
Email: truongbong@hcmuaf.edu.vn.
Số lần xem trang: 4202