- Tên ngành đào tạo (tiếng Việt): Công nghệ kỹ thuật hoá học

- Tên ngành đào tạo (tiếng Anh): Chemical Engineering

- Mã ngành: 7510401

- Loại hình đào tạo: Chính quy

- Thời gian đào tạo: 4 năm

- Bằng tốt nghiệp: Kỹ sư Công Nghệ Kỹ Thuật Hoá Học

Mục tiêu chung:

- Đào tạo các nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực khác nhau, nguồn nhân lực có sự sáng tạo và đạo đức nghề nghiệp cao.

- Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có kiến thức cơ sở, chuyên môn vững vàng; thực hiện các hoạt động nghiên cứu và phát triển góp phần cải thiện kinh tế và bảo tồn tài nguyên bền vững của Việt Nam.

Mục tiêu cụ thể: Chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học trình độ Đại học nhằm trang bị cho người học:

- Các kiến thức nền tảng và chuyên nghiệp trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật hóa học;

- Khả năng phân tích, hoạch định và giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực kỹ thuật hóa học thuộc các cấp độ khác nhau của thực tiễn sản xuất;

- Khả năng làm việc độc lập cũng như làm việc nhóm một cách hiệu quả;

- Lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm đối với công việc và đối với xã hội;

- Các bước chuẩn bị cần thiết để tiếp tục học tập và nghiên cứu ở các cấp độ cao hơn.

Ngành công nghệ kỹ thuật chia thành 03 chuyên ngành:

1. Chuyên ngành: Công nghệ kỹ thuật hoá thực phẩm và hệ thống dược (Hoá dược và Hợp chất thiên nhiên, HD)

Trong đào tạo: sinh viên chuyên ngành HD được tham gia thiết kế các quá trình, dụng cụ và thiết bị thực phẩm, mỹ phẩm và dược phẩm như chưng cất, cô đặc, màng lọc, sấy phun, hấp phụ, kết tinh, bao phim, ép viên. Nhấn mạnh công nghệ chiết tách, công nghệ nhũ tương, bột & tổng hợp hương liệu để ứng dụng trong công nghệ sản xuất thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm và thực phẩm chức năng dược. Nghiên cứu ứng dụng các hoạt chất tự nhiên trong các sản phẩm thân thiện môi trường.

Các hướng nghiên cứu chính:

· Chiết tách và tinh chế các hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học

· Nghiên cứu hoạt tính sinh học của hợp chất thiên nhiên

· Hóa dược & mỹ phẩm thiên nhiên

· Thực phẩm chức năng dược

· Nghiên cứu tổng hợp và bán tổng hợp các chất hữu cơ có hoạt tính.Nghiên cứu ứnng dụng các phương pháp Hoá học xanh trong chiết tách, phân lập, tinh chế….

 2. Chuyên ngành: Công nghệ kỹ thuật hoá sinh (Hóa sinh – Nông nghiệp, HS)

Trong đào tạo: Chuyên ngành Hóa sinh nông nghiệp (HS) tập trung vào việc ứng dụng các kiến thức và kỹ thuật trong lĩnh vực Hóa vô cơ, Hóa keo, Hóa sinh để tạo ra các sản phẩm thiết yếu phục vụ sản xuất như Phân bón (Hóa học & sinh học), thuốc trừ sâu, chế phẩm sinh họcBên cạnh đó, chuyên ngành này cũng nghiên cứu các kỹ thuật hóa học xanh tiên tiến để áp dụng cho lĩnh vực Hóa học môi trường, sản xuất bao bì, v.v.

Các hướng nghiên cứu chính:

· Ứng dụng công nghệ nano trong sản xuất chế phẩm sinh học, thuốc bảo vệ thực vật

· Ứng dụng vi tảo, than hoạt tính, graphene trong xử lý nước

· Nghiên cứu sản xuất bao bì sinh học

· Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật phản ứng vi sóng

3. Chuyên ngành: Công nghệ kỹ thuật chuyển đổi & tinh chế (Kỹ thuật chuyển đổi sinh khối – Vật liệu, HT)

Trong đào tạo: Chuyên ngành Kỹ thuât chuyển đổi sinh khối (HT) tập trung ứng dụng các kỹ thuật hóa sinh, vi sinh để chuyển đổi các phụ phẩm nông nghiệp và biomass thành các hợp chất hữu ích cho ngành công nghiệp hóa chấtnhư nhựa sinh học, ethanol, biodiesel, biogas, v.v. Bên cạnh đó chuyên ngành này cũng đi sâu nghiên cứu các kỹ thuật tiên tiến trong lĩnh vực in 3D và quá trình tinh sạch (purification).

Các hướng nghiên cứu chính:

· Nghiên cứu sản xuất và ứng dụng tinh bột biến tính

· Nghiên cứu kỹ thuật trích ly và tinh sạch các biopolymer

· Nghiên cứu sản xuất mực in 3D

· Nghiên cứu sản xuất nhiên liệu sinh học & chất bôi trơn sinh học

Cơ hội nghề nghiệp:

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học trang bị cho sinh viên tốt nghiệp năng lực để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường lao động, sau khi ra trường sinh viên có thể làm việc tại: các nhà máy xí nghiệp hóa chất, các công ty dược-thực phẩm-mỹ phẩm, các viện nghiên cứu và các trường đại học, các sở ban ngành địa phương...Cụ thể công việc, chức danh có thể đảm nhiệm:

- Nhân viên đảm bảo chất lượng, nhân viên kiếm soát chất lượng, nhân viên phòng thí nghiệm, nhân viên bộ phận thu mua, nhân viên vận hành máy, giám sát viên sản xuất…

- Chuyên viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm, chuyên viên các cơ quan quản lý nhà nước như Sở Y tế, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp,…

- Kỹ sư công nghệ hoá học, kỹ sư sản xuất,…

- Nghiên cứu viên tại các trường, viện về công nghệ kỹ thuật hoá học.

- Giảng viên giảng dạy tại các cơ sở đào tạo về công nghệ kỹ thuật hoá học.

Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:

Các sinh viên sau khi hoàn thành CTĐT ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học có thể tiếp tục học tập nâng cao thông qua các chương trình đào tạo Thạc sĩ và Tiến sĩ ngành Kỹ thuật Hóa học trong và ngoài nước.

 

 

Số lần xem trang: 2374